Xây chuồng lợn đơn giản

Chăn nuôi lợn đã và đang là mô hình kinh doanh quen thuộc của các nhà nông. Vậy thiết kế mô hình chăn nuôi ra sao để đáp ứng an toàn dịch bệnh, bảo vệ vật nuôi? Ngay sau đây, mayepcamvien.net sẽ chia sẻ cho bà con cách xây chuồng lợn đơn giản và những lưu ý cần biết trước khi xây. 

Lưu ý trước khi xây chuồng lợn đơn giản mà bạn cần nắm

Trước khi tiến hành xây dựng, bạn cần lên kế hoạch và xác định những điều sau:

Xây ngăn chuồng kích thước bao nhiêu thì phù hợp?

Với mô hình chăn nuôi số lượng lớn và nhiều loại heo khác nhau, ta cần thiết kế từng vị trí khác nhau ví dụ như: 

  • Heo nái đang trong giai đoạn vừa đẻ, chúng cần sống trong ngăn chuồng rộng tầm 6 mét vuông.
  • Đối với heo thịt nuôi theo hướng tập thể thì cần từ 2 mét đến 3 mét vuông một con.

  • Heo nọc, tuỳ theo kích thước heo mà ta có thể thiết kế chuồng nuôi linh hoạt  từ 6m vuông đến 10m vuông.
  •  Heo nọc nên nuôi riêng từng con với mỗi ngăn chuồng. Chuồng heo nọc cần làm chắc chắn, đặc biệt là cửa nẻo, vách ngăn quanh chuồng phải cao từ 1,2m đến 1,4m để tránh cho heo nọc vượt rào.

xây chuồng lợn đơn giản

Chọn vật liệu để xây chuồng lợn đơn giản

Nếu chăn nuôi số lượng lớn, bạn nên chọn những vật liệu chất lượng và có độ bền cao.

  • Tôn lạnh, hoặc ngói là vật liệu cần thiết để làm mái. Mái chuồng cần độ dốc để tránh dột và có độ cao hơn 3m so với nền chuồng nhằm tạo được sự thoáng mát, thuận lợi cho heo phát triển.
  • Để chống sự cọ xát, tác động mạnh của heo, vách ngăn giữa hai chuồng nên xây gạch và tô xi măng. Điều này cũng giúp cho việc vệ sinh chuồng dễ dàng và thuận tiện hơn.
  • Nền chuồng nên được thiết kế có độ ma sát cần thiết để heo không bị trượt ngã. Đặc biệt, nền chuồng phải có độ dốc phù hợp để nước rửa chuồng và nước tắm heo không đọng thành vũng. Môi trường càng khô ráo, rộng thoáng thì heo nuôi càng phát triển mạnh.
  • xây chuồng lợn đơn giản

Bắt tay vào xây chuồng lợn đơn giản !!

Để xây chuồng lợn đơn giản, bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như xi măng cốt thép, cát, sỏi, gạch để xây chuồng, làm máng và các thanh trụ, ngói, tôn,… để phục vụ làm mái.

Tiến hành làm mặt nền

Một nền chuồng tốt là nền chuồng dễ rửa, khô nhanh và có độ dốc cần thiết để thoát nước, tránh đọng thành vũng.

Các hộ chăn nuôi thường sử dụng nền bê tông vì độ chắc chắn, bền vững mà nó đem lại. Nền bê tông sẽ gồm nhiều lớp như bê tông, đất nện, đá xanh,… được trộn lẫn, liên kết với nhau bằng xi măng ướt. Độ dày của nền cò tùy thuộc và từng loại heo nuôi, với heo nái thì độ dày nên khoảng 5cm.

xây chuồng lợn đơn giản

Tường chuồng

Tường chuồng nên xây bằng gạch bởi tường gạch có độ kiên cố cao, chắn gió tốt, chịu được lực tác động mạnh từ heo.

Độ cao của tường nên khoảng 1,5m nhằm hạn chế heo chồm lên và ảnh hưởng tớ các con khác.

Cửa chuồng

Vật liệu làm cửa chuồng có thể bằng sắt, gỗ,…Tuy nhiên để bền vững và chắc chắn bà con nên chọn cửa chuồng được làm từ sắt.

Cửa chuồng nên lắp cách mặt nền từ 3 đến 4cm để tạo sự khô thoáng và dễ dàng khi nước chảy từ chuồng ra.

xây chuồng

Mái chuồng

Mái chuồng nên lợp bằng tôn hoặc ngói có độ dốc để nước thoát đi, tránh dột. Độ сao chuồng nên tối thiểu 3m so với nền chuồng nhằm giúp chuồng thông thoáng, không bị bí gây ảnh hưởng đến heo.

Máng chuồng 

Bà con cần chuẩn bị máng dài 1.4m và rộng khoảng 12cm với chiều cao tầm 10cm là hợp lí. Nên để máng gần cửa chuồng giúp thuận tiện khi cho heo ăn.

Bể nước và xử lí chất thải

Ngoài việc xây chuồng lợn, bà con cần thêm bể chứa nước để vệ sinh cho heo. Bên cạnh đó là hố phân để đựng chất thải từ heo. Hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi đã xây chuồng lợn đơn giản theo mô hình biogas giúp bảo vệ môi trường và tạo thêm nguồn nhiên liệu.

hotline

Trên đây là những lưu ý và cách xây chuồng lợn đơn giản mà Điện máy Trâu Vàng chia sẻ tới bà con. Còn rất nhiều thông tin bổ ích trong ngành chăn nuôi mà bà con có thể chưa biết, hãy gọi theo hotline 0985486138 để được tư vấn miễn phí nhé !!

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2021 Máy ép cám viên Trâu Vàng. Thiết kế Website bởi VietMoz.