Bảo quản lúa sau thu hoạch

Quá trình bảo quản lúa sau thu hoạch cần được thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo hạt gạo có chất lượng cao nhất. Qua bài viết dưới đây, mayepcamvien.net sẽ gợi ý kỹ thuật bảo quản lúa sau thu hoạch nhằm khắc phục và làm giảm tổn thất trong quá trình bảo quản lúa gạo. Kính mời quý bà con theo dõi!

Tại sao cần bảo quản lúa sau thu hoạch?

Bảo quản lúa sau thu hoạch nhằm đảm bảo chất lượng gạo

Sau khi thu hoạch lúa, bà con cần bảo quản lúa đúng cách bởi nếu kỹ thuật bảo quản không đúng sẽ làm chất lượng hạt thóc bị giảm sút nghiêm trọng, đồng thời hàm lượng các chất dinh dưỡng và giá trị hạt gạo cũng bị giảm đáng kể.

Mặt khác, xuyên suốt quá trình bảo quản lúa, hạt thóc thường xuất hiện một số hiện tượng khiến phẩm chất thóc ảnh hưởng như hiện tượng: nấm mốc, lên men, nhiễm sâu mọt…. Như vậy, để khắc phục những hiện tượng đó, bà con nông dân cần chú ý áp dụng đúng các kỹ thuật để bảo quản lúa sau thu hoạch cho phù hợp với điều kiện của hộ gia đình, cơ sở sản xuất.

Tham khảo: Trồng lúa bao lâu thì thu hoạch, thời điểm đạt đến 85%

bảo quản lúa sau thu hoạch

Các bước bảo quản lúa sau thu hoạch

Bước 1: Thu hoạch

Lúa mới qua thời gian thu hoạch thường có độ ẩm tương đối cao từ 20 – 27%. Vì vậy để lúa không bị hư hỏng, nảy mầm thì trong vòng 2 ngày sau khi thu hoạch, bà com cần phải làm khô lúa để giảm độ ẩm. 

Tùy theo nhu cầu làm khô để xay xát hoặc để lưu trữ lâu ngày làm giống mà các mức độ làm khô khác nhau. Độ ẩm an toàn khi bảo quản thóc phụ thuộc vào các yếu tố như tình trạng thóc sau thu hoạch, điều kiện khí hậu, độ ẩm… Ví dụ nếu thóc có độ ẩm từ 13-14% thì có thể bảo quản lúa sau thu hoạch được tối đa 3 tháng. Nếu bà con muốn bảo quản trên 3 tháng, bà con nên giảm độ ẩm xuống dưới 13%.

Đọc thêm: Trồng lúa bao lâu thì thu hoạch mới là thời điểm tốt nhất?

bảo quản lúa sau thu hoạch

Xem thêm: Lý do không nên bỏ lỡ máy xay lúa mini SIÊU HIỆN ĐẠI là gì?

Bước 2: Làm sạch thóc và phân loại

Thóc sau khi đập và tuốt cần loại bỏ các tạp chất bị lẫn trong thóc như cát, sỏi đá, rơm rạ, lá khô… bị lẫn vào trong quá trình tuốt lúa. Bà con cũng đồng thời phải phân loại để loại bỏ các hạt lép, hạt bị tróc vỏ hoặc bị gẫy, vỡ trong quá trình vận chuyển. Bà con chỉ nên bảo quản những hạt thóc có chất lượng đảm bảo nhất. 

Đối với bước làm sạch thóc và phân loại, bà con có thể tham khảo dòng sản phẩm Máy lọc sạn gạo thương hiệu Trâu Vàng. Máy hỗ trợ bà con lọc hoàn toàn tạp chất bị lẫn trong gạo với năng suất cao, giúp tiết kiệm tối đa thời gian lao động:

Bảo quản lúa sau thu hoạch

Bước 3: Làm khô 

Với công đoạn làm khô, bà con có thể chọn các phương pháp khác nhau như:

Phương pháp phơi nhanh: phơi lúa liên tục từ 8 – 9 giờ sáng cho đến 4 – 5 giờ chiều liên tục trong 2 – 3 ngày. Lúa được phơi thành luống, mỗi luống cao khoảng 15cm và rộng 40-50cm. Cứ nửa giờ bà con cần cào đảo một lần theo hướng khác nhau.

Đối với phương pháp bảo quản lúa sau thu hoạch này, nhiệt độ không khí cần đảm bảo từ 40ºC, nhiệt độ trên sân phơi đạt từ 60-70ºC.bảo quản lúa sau thu hoạch

Phương pháp phơi lâu: phương pháp này tốn thời gian và công sức hơn. Bà con cần phơi lúa thành luống nhưng ngày đầu tiên chỉ phơi lúa dưới nắng 2 giờ, ngày thứ hai 3 giờ, ngày thứ ba 4 giờ. Cứ 15 phút các luống lúa cần được cào đảo một lần. Trong 3 ngày đầu, sau khi phơi ngoài nắng, nên để lúa ở nơi bóng mát càng thoáng gió càng tốt. Lúa tiếp tục được phơi từ 5 – 6 giờ đối với các ngày sau đó cho đến khi lúa đạt được độ ẩm thích hợp cho việc xay xát hoặc tồn trữ.

Phương pháp nhân tạo: ứng dụng công nghệ hiện đại để sấy lúa. Đối với phương pháp này giúp bà con bảo quản lúa sau thu hoạch dễ dàng hơn bởi có thể quản lý độ ẩm của hạt, hiệu suất thu hồi gạo cao hơn.

Bước 4: Bảo quản 

Trải qua các bước phơi khô, loại bỏ tạp chất và đảm bảo ngăn cản sự xâm nhiễm của men mốc trong thóc, bà con cần bảo quản thóc trong môi trường khô ráo, không bị côn trùng, chuột tấn công.

Các hộ gia đình có quy mô nhỏ có thể bảo quản lúa sau thu hoạch trong các dụng cụ như chum, vại, bịch, vựa… Tuy nhiên để bảo quản với quy mô lớn, các hộ sản xuất nên bảo quản thóc trong các kho được xây dựng đúng kỹ thuật nhằm tránh ẩm mốc, lây lan nguồn bệnh.

Tìm hiểu thêm: Thời gian thu hoạch lúa là khi nào để đảm bảo NĂNG SUẤT?

máy cấy lúa 6 hàng

Điện Máy Trâu Vàng – Cung cấp các loại máy móc nông nghiệp chính hãng

Bài viết trên đã cung cấp thêm các thông tin cho bà con trong công việc bảo quản lúa sau thu hoạch. Trâu Vàng vinh dự là một trong những địa chỉ uy tín chuyên cung cấp các dòng máy móc chất lượng cao, chính hãng 100% nhằm hỗ trợ bà con trong quá trình cày cấy, xay xát gạo…

Hiện nay Trâu Vàng đang cung cấp các dòng máy cấy lúa với mức giá như sau:

  Tên máy Giá máy
Máy cấy lúa không động cơ Máy cấy lúa 2 hàng mạ nhổ LIÊN HỆ
  Máy cấy lúa 4 hàng LIÊN HỆ
Máy cấy lúa có động cơ Máy cấy lúa 4 hàng 30 cm 15.500.000 VNĐ
  Máy cấy lúa 6 hàng 18 cm 16.500.000VNĐ
  Máy cấy lúa 6 hàng 20 cm 18.500.000 VNĐ
  Máy cấy lúa 6 hàng 24 cm 16.500.000 VNĐ

Bà con có nhu cầu sở hữu những dòng máy móc ứng dụng trong nông nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0985.486.138 hoặc tới trực tiếp tại các địa chỉ: 

  • Hà Nội: 987 Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội.
  • Đà Nẵng: 108 Nguyễn Thái Bình – P. Hòa Minh – Liên Chiểu – Đà Nẵng.
  • Hồ Chí Minh: 299/8D Lý Thường Kiệt – P15 – Quận 11 – Hồ Chí Minh.

hotline

>> Bật Mí Quy Trình Sản Xuất Lúa Sạch Cho Bà Con Nông Dân >>

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2022 Máy ép cám viên Trâu Vàng. Thiết kế Website bởi VietMoz.