Contents
Cách sử dụng máy ép cám viên thế nào hiệu quả? Sử dụng máy ép cám viên như thế nào để tăng tuổi thọ của máy? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây của mayepcamvien.net
Lưu ý khi lần đầu tiên sử dụng máy ép cám viên
Với những máy mới sau khi lắp đặt, bà con sẽ cắm điện chạy thử xem máy đã hoạt động đúng chiều chưa. Tiếp đó, bạn sẽ cần chuẩn bị khoảng 50kg cám gạo trộn với nước để ép rồi mới ép đến các nguyên liệu cứng khác như ngô, gạo….
Để cám có độ kết dính khi ép, bà con nên trộn cám gạo với nước theo tỉ lệ khoảng 10 – 20% nước.
Vì sao phải làm như vậy?
Bởi mặt sàng của máy mới vẫn còn nhám nên việc ép cám trước để giúp cho mặt sàng trơn bóng và cám ép ra mịn đẹp hơn.
Sau đó, bà con ép cám như bình thường. Với các loại nguyên liệu như tôm, cá, ốc, cua loại con to thì bà con có thể xay nhỏ hoặc băm trước khi trộn với cám để quá trình nghiền ép cám nhanh chóng, năng cao năng suất ép cám.
Cách sử dụng máy ép cám viên đúng cách
Máy ép cám viên cối đùn
Cối đùn cám viên là dòng máy trục ngang. Khung máy bằng sắt phun sơn tĩnh điện với bệ đỡ 4 chân chắc chắn, giúp máy luôn cân vững không rung lắc trong quá trình sử dụng, và có Aptomat điện 1 pha bật tắc an toàn theo máy.
Cấu tạo của máy bao gồm: cửa nạp, cửa ra nguyên liệu, ống xay, cối xay, dao cắt, trục xay, mặt sàng.
Cách sử dụng máy ép cám viên dạng cối đùn vô cùng đơn giản. Đầu tiên bà con vẫn cắm điện chạy thử máy với cám gạo không để làm trơn sàng. Sau đó mới tiếp tục sử dụng để ép cám.
Cối đùn cám viên không cần phải điều chỉnh ốc mà cứ thao tác trực tiếp, trường hợp máy gặp tình trạng bị kẹt, bà con ngắt điện và tháo các bộ phận bên trong buồng nghiền, gạt bỏ hết nguyên liệu tắc ở bên trong rồi lắp lại như cũ là tiếp tục sử dụng được.
Máy ép cám viên trục đứng
Cách sử dụng máy ép cám viên với các dòng máy ép cám viên trục đứng của Trâu Vàng như S150 trục liền, S180 trục liền , S150 dây curoa, S160 inox, S200, S250 đều giống nhau khi vận hành.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và cờ lê
Trước khi bật máy ép cám viên, bà con cần chuẩn bị nguyên liệu cần ép cám theo tỉ lệ độ ẩm khoảng 10 – 20% và chuẩn bị cờ lê kích thước 13 – 17mm (cờ lê kèm theo khi mua máy).
Bước 2: Điều chỉnh 2 con ốc dài ở 2 bên máy
Bước này để điều chỉnh cho quả lô với mặt sàng. Nếu quả lô với mặt sàng xa nhau, cám không nén ra được thành viên mà ra bột vụn. Nếu chỉnh sát quá lại làm cám tắc cũng không nén được.
Video xử lý máy ép cám viên khi xảy ra sự cố tắc sàng:
Để điều chỉnh: Bà con hãy sử dụng cờ lê 17 nới lỏng ốc củ lăn ở 2 bên sao cho có thể dùng tay vặn được. Sau đó, dùng tay siết chặt 2 ốc chỉnh củ lăn xuống.
Bước 3: Cho nguyên liệu vào máy và cắm điện
Bà con tiến hành cắm điện vào để vận hành máy. Khi cho nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn ở bước 1 vào trong máy ép cám bà con cần chú ý không nên cho quá đầy, chỉ cho nguyên liệu ngập ngang trục của lô ép, nếu không xảy ra tình trạng tắc sàng.
Bảng so sánh các dòng máy ép cám viên Trâu Vàng:
Công suất | Năng suất | Nguồn điện | Giá thành | |
Máy ép cám S150 trục liền | 3.5kW | 100-150kg/h | 220V | 7.600.000 đ |
Máy ép cám S180 | 3.5kW | 130-160kg/h | 220V | 8.300.000 đ |
Máy ép cám S160 | 3kW | 120-160kg/h | 220V | 8.600.000 đ |
Máy ép cám S150 dây curoa | 3kW | 100-150kg/h | 220V | 8.600.000 đ |
Máy ép cám S200 | 5.5kW | 150-250kg/h | 380V | 16.500.000 đ |
Máy ép cám S250 | 11kW | 800-1000kg/h | 380V | 28.500.000 đ |
Xem video vận hành máy dưới đây:
So sánh khả năng ép cám của S150 trục liền và S180
So sánh khả năng ép cám của S150 curoa và S160
Vận hành máy ép cám S250
Các dòng máy trục đứng khác thì chỉ cần đổ hỗn hợp vào phễu là xong. Nhưng, cách sử dụng máy ép cám viên S250 có đôi chút khác. Đây là dòng máy duy nhất dùng cửa nạp ngang, vì vậy khi cho nguyên liệu bà con cần phải đẩy nguyên liệu vào từ từ thì nguyên liệu mới đi vào trong cửa nạp và buồng băm.
Trên đây là thông tin về cách sử dụng máy ép cám viên. Bà con còn cần thông tin gì hãy gọi ngay theo số hotline của công ty để được tư vấn trực tiếp!
Ý kiến bạn đọc (0)