Thay thế mặt sàng máy ép cám viên dễ dàng với các bước sau

Thay thế mặt sàng máy ép cám viên khi máy ép cám viên gặp sự cố kẹt cứng phải xử lý như thế nào? Việc thay thế mặt sàng có phức tạp và mất nhiều thời gian hay không? Và khi cần đặt mua linh kiện này của máy ép cám viên bà con phải làm như thế nào? 

Hãy cùng mayepcamvien.net tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Khi nào cần thay thế mặt sàng máy ép cám viên

Mặt sàng bị tắc/kẹt cứng

Trường hợp này chủ yếu là do nguyên liệu trộn bị cứng làm mặt sàng bị tắc. Bên cạnh đó, nguyên nhân tắc sàng còn là do bà con đổ nguyên liệu quá nhiều vào khiến quả lô không kịp ép.

Mặt sàng

Mặt sàng bị mòn, cong, vênh

Sau một thời gian dài sử dụng, bà con sẽ thấy mặt sàng hơi bị mài mòn. Đó là bởi trong thời gian sử dụng, lực ma sát giữa quả lô và mặt sàng tạo ra nhiệt, làm mài mòn mặt sàng dần dần. Trường hợp này thường sẽ thấy khi mặt sàng của bà con dùng đến 5-6 năm.

Khi nào cần thay thế mặt sàng máy ép cám viên

Quy trình thay thế mặt sàng máy ép cám viên

Bước 1: Chuẩn bị cờ lê 17 để tháo 4 con ốc hai bên thân máy. Sau đầu nhắc phần đầu của máy ra. Bên trong sẽ gồm 1 quả lô với các rãnh tạo thành viên nén.

Cờ lê 10, 17 là các phụ kiện kèm theo khi mua máy

thay thế mặt sàng máy ép cám viên

Bước 2:  Để tháo mở mặt sàng, bà con cần đột phần ốc ở chính giữa. Sau đó dùng khóa nhấc sàng đi kèm máy tháo mặt sàng ra.

Mặt sàng đi kèm sẵn theo máy là mặt sàng 4 ly

thay thế mặt sàng máy ép cám viên

Bước 3: Bà con chuẩn bị một mặt sàng thay thế để lắp vào và làm tuần tự các bước ngược lại để lắp linh kiện vào.

thay thế mặt sàng máy ép cám viên

Để hiểu rõ nội dung, bà con tham khảo video dưới đây nhé!

Những lưu ý khi sử dụng mặt sàng máy ép cám viên

Làm trơn mặt sàng cho lần đầu sử dụng

Lần đầu tiên mua máy về, bà con nên làm trơn mặt sàng trước. Nếu thực hiện ép nguyên liệu thô hỗn hợp như ngô hạt, ốc, … quá trình nghiền ép, sẽ khiến ngô nở ra, làm tắc sàng.

=> Do đó, khi mới lấy máy về, đầu tiên bà con cần sử dụng nguyên liệu bột cám gạo để ép, đảm bảo cho mặt sàng được trơn hơn. Sau đó khi nghiền ép những nguyên liệu thô thì cần bón từ từ, liên tục, không nên đổ quá nhiều nguyên liệu vào máy.

Phối trộn nguyên liệu có độ ẩm 

Tùy vào từng giai đoạn tăng trưởng của vật nuôi mà bà con chuẩn bị những nguyên liệu để thực hiện phối trộn theo từng tỷ lệ khác nhau. Mặc dù vậy thì khi trộn các loại nguyên liệu hỗn hợp lại với nhau vẫn cần đảm bảo được độ ẩm dao động từ 15 – 20% để tạo sự kết dính.

Phối trộn nguyên liệu có độ ẩm

Hỗn hợp trộn quá ít nước làm sàng khô cứng, hỗn hợp trộn quá nhiều nước làm cám viên không kết dính được thậm chí bị nhão.

Thông tắc sàng cho lần sau sử dụng

Trước khi cho máy ép cám viên dừng, bà con nên cho một ít trấu hoặc bột cám vào và ép để tạo sự thông thoáng cho mặt sàng, hơn nữa thao tác này giúp bà con không phải thực hiện quá trình vệ sinh máy thường xuyên.

Mua và thay thế mặt sàng máy ép cám viên ở đâu uy tín?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp máy ép cám viên và họ cũng là đơn vị nhận sửa chữa và bán linh kiện thay thế. Và trong đó, Điện máy Trâu Vàng là một trong những đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp máy ép cám viên cùng với các linh kiện máy ép cám viên thay thế (mặt sàng, dây curoa, buly, động cơ,….).

Điện máy Trâu Vàng

Nếu máy ép cám viên của bà con hỏng thì có thể liên hệ tới các nhân viên kỹ thuật của TRÂU VÀNG qua số hotline 0985.486.138 để được tư vấn về cách mua và thay thế mặt sàng máy ép cám viên

HOTLINE

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2023 Máy ép cám viên Trâu Vàng. Thiết kế Website bởi VietMoz.